Giỏ hàng không có sản phẩm !
3 lỗi sai của ba mẹ khiến bé ho đờm tái đi tái lại nhiều lần
Ho là một triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong những giai đoạn thời tiết thay đổi. Dù không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng nếu ho kéo dài, trẻ có thể bị ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe và tinh thần. Nhiều bậc cha mẹ thường lo lắng khi con ho không dứt, nhưng đôi khi chính những sai lầm trong cách chăm sóc lại khiến tình trạng này tái đi tái lại mà không hay biết.
Có phải lúc nào ho cũng là xấu

Ho thực chất là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm bảo vệ đường hô hấp. Khi hệ hô hấp bị virus, vi khuẩn tấn công hoặc bị kích thích bởi khói bụi, ô nhiễm, phản xạ ho giúp tống những tác nhân có hại ra ngoài. Đây là một cơ chế quan trọng để bảo vệ sức khỏe, nhưng nếu ho kéo dài và không được xử lý đúng cách, nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.
Những tác động tiêu cực của cơn ho kéo dài:
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Trẻ bị ho liên tục dễ thức giấc về đêm, ngủ không sâu, gây mệt mỏi và cáu gắt.
- Gây căng thẳng, lo lắng: Ho kéo dài khiến trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều, dễ bị stress.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Cơ thể mệt mỏi, mất sức làm trẻ dễ mắc bệnh hơn.
- Giảm khả năng tập trung: Giấc ngủ bị gián đoạn khiến trẻ khó tập trung vào học tập và sinh hoạt trong cuộc sống.
Vì thế, thay vì chỉ tìm cách làm dịu cơn ho tạm thời, ba mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân để có hướng chăm sóc phù hợp, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và không bị tái phát.
Những nguyên nhân phổ biến gây ho ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho đờm kéo dài, trong đó phổ biến nhất là các bệnh lý đường hô hấp. Cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản hay viêm phổi đều có thể khiến trẻ ho liên tục trong nhiều ngày. Đặc biệt, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn yếu, rất dễ bị virus tấn công khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị ho:
- Nhiễm virus, vi khuẩn: Cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,... đều có thể gây ho kéo dài.
- Dị ứng: Trẻ nhạy cảm với phấn hoa, lông thú, bụi bẩn, khói thuốc có thể bị kích thích đường hô hấp dẫn đến ho.
- Ô nhiễm môi trường: Khói xe, khói thuốc lá, không khí ô nhiễm
- Thói quen sinh hoạt: Trẻ ăn uống đồ lạnh, tắm nước lạnh lâu, thay đổi thời tiết đột ngột mà không giữ ấm kịp thời.
- Vệ sinh cá nhân kém: Không rửa tay thường xuyên, đưa tay lên miệng, quẹt mũi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Cách trị ho cho trẻ và những sai lầm thường gặp
Như đã nói, ho không phải là bệnh mà là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ virus, vi khuẩn hoặc đờm ra khỏi đường hô hấp. Theo nghiên cứu, 99% các trường hợp ho ở trẻ là do virus, không phải vi khuẩn.
Diễn biến thông thường của cơn ho do virus:
- Trẻ có thể ho kéo dài từ 10 ngày đến 2 tuần trong một đợt cảm.
- Giai đoạn đầu: Ho khan, ho ít.
- Sau 4-5 ngày: Ho tăng lên do hệ hô hấp tiết đờm để tiêu diệt virus.
- Đến ngày thứ 5-6: Trẻ có thể ho rất nhiều, nhưng đây là dấu hiệu bệnh sắp khỏi.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lo lắng quá mức khi thấy con ho, sợ trẻ bị viêm phổi nên vội vàng cho uống thuốc ho hoặc kháng sinh mà không có chỉ định từ bác sĩ.

3 sai lầm phổ biến của ba mẹ khi trị ho làm con ho mãi không khỏi
Tự ý cho trẻ uống thuốc ho
Ba mẹ cần nhớ, thuốc ho chỉ có tác dụng ức chế phản xạ ho, không diệt được virus hay vi khuẩn. Khi nguyên nhân gây ho vẫn còn, trẻ vẫn tiếp tục ho dù có dùng thuốc. Trẻ dưới 6 tuổi không nên tự ý dùng thuốc ho mà cần có chỉ định của bác sĩ.
Dùng kháng sinh bừa bãi
99% các cơn ho ở trẻ là do virus, trong khi kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn. Việc dùng kháng sinh sai cách không giúp rút ngắn thời gian ho, không ngăn được biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa… và có nguy cơ cao gây tiêu chảy, dị ứng, kháng kháng sinh, ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
Dùng sai thuốc
Nhất định ba mẹ cần nhớ một số loại thuốc bị cấm dùng cho trẻ nhỏ, như:
- Thuốc thông mũi: Phenylephine, Pseudoephedrine.
- Thuốc kháng histamine: Diphenhydramine, Brompheniramine, Chlorpheniramine.
Những loại thuốc này có thể gây nguy hiểm nếu dùng sai liều hoặc không đúng tình trạng bệnh.
Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng và vội vàng dùng thuốc. Điều quan trọng là hiểu rõ nguyên nhân, theo dõi triệu chứng và áp dụng cách chăm sóc đúng thay vì tự ý điều trị. Nếu cần dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.
Khi bé chớm ho, ba mẹ có thể tham khảo siro ho 3in1 Bảo Phế Nhi – Một giải pháp lành tính giúp giảm ho, long đờm và hỗ trợ tăng đề kháng cho bé từ 0 tuổi được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Siro ho Bảo Phế Nhi được chiết xuất từ thảo dược Đông – Tây kết hợp, mà trong đó đặc biệt bao gồm ElderCraft® ( từ quả cơm cháy) cùng các bài thuốc y học cổ truyền như Xuyên bối tỳ bà cao, Tân ôn giải biểu đã có từ hàng trăm năm trước. Bộ ba tuyệt vời này không chỉ làm dịu họng bé nhanh chóng, an toàn mà còn tiêu đờm, giảm ho hiệu quả. Thành phần bột nước ép quả cơm cháy nhập khẩu Đan Mạch cũng giúp bé tăng sức đề kháng đường hô hấp, ngăn bệnh tiến triển nặng và phục hồi sau ốm nhanh hơn.
Cách chăm sóc trẻ khi bị ho tái đi tái lại nhiều lần

Dù đã có khuyến cáo không nên tự ý dùng thuốc trị ho cho trẻ dưới 4 tuổi, nhưng điều đó không có nghĩa là cha mẹ chỉ ngồi chờ cho cơn ho tự hết. Nếu bé ho nhiều, ho dai dẳng, ho dữ dội gây khó chịu, mất ngủ, nôn trớ... thì cha mẹ cần có biện pháp giúp bé giảm ho đúng cách.
Một số cách giúp giảm ho an toàn cho trẻ:
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, bàn chân, nhưng không mặc quá nhiều lớp khiến trẻ bị nóng.
- Cho trẻ uống nhiều nước: Nước ấm, nước táo hoặc tăng cường bú mẹ giúp làm dịu cổ họng, loãng đờm, giảm ho.
- Tăng độ ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm hoặc tắm nước ấm để làm dịu đường thở.
- Mát-xa ngực, lưng, bụng giúp bé thư giãn và dễ chịu hơn.
- Nâng cao đầu khi ngủ để bé thở dễ dàng hơn, tránh ho nhiều về đêm.
- Rửa mũi, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý nếu bé bị sổ mũi kèm ho.
Ngoài ra, với bé trên 1 tuổi, có thể dùng một số biện pháp dân gian như:
- Hấp lá hẹ, quất, hoa hồng với mật ong giúp làm dịu cổ họng.
- Cho bé súc miệng bằng nước muối ấm (nếu bé đủ lớn).
- Với bé đang ăn dặm, nên cho ăn thức ăn lỏng như cháo, súp để dễ nuốt hơn.
Mẹ áp dụng các phương pháp này không chỉ giúp giảm ho mà còn hỗ trợ bé mau hồi phục hơn. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kĩ càng các phương pháp sao cho phù hợp với từng lứa tuori của bé.
Trẻ bị ho khi nào cần đi khám bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp ho do virus có thể tự khỏi sau 10-14 ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường để đưa bé đi khám kịp thời và nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu có các dấu hiệu sau:
- Ho kèm khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực.
- Trẻ bú kém, không uống được, nôn nhiều, lừ đừ, mệt mỏi, tái xanh.
- Ho kéo dài hơn 2 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Ho kèm sốt cao liên tục không hạ sau 48 giờ.
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị ho (cần đi khám ngay vì hệ hô hấp của trẻ còn yếu).
Với những trường hợp trên, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bình luận