Hệ hô hấp của trẻ em: Vì sao dễ tổn thương hơn người lớn?

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ giống như một "tấm lá chắn non nớt", chưa phát triển hoàn thiện, khiến bé dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Chỉ cần một thay đổi nhỏ về thời tiết hay tiếp xúc với khói bụi, trẻ có thể bị viêm họng, ho kéo dài. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà cha mẹ không ngờ tới. Vậy vì sao hệ hô hấp của trẻ dễ tổn thương hơn người lớn? Khi nào cha mẹ cần đưa bé đi khám? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

AD_4nXcZc_6oeJxxgwJg1wjVHcaxVtaVnZ9hv9wIYbM7JJSSTXB57nfVH8UuvOZFTd551l5nP-EsNbdvo7n1HX-w0lCW2Ndv4gO6NZSouYOd3v1_nl3xcIEh5v_nmaOfx31kDP8qiZDl6A?key=1KpfD3W8uXy17DVmDA-Yr3c1

Hệ hô hấp của trẻ em dễ tổn thương hơn người lớn

1. Cấu trúc hệ hô hấp chưa hoàn thiện

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hệ hô hấp của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển, với hơn 40 loại tế bào khác nhau và cấu trúc phân nhánh phức tạp, khiến hệ hô hấp của trẻ dễ bị tổn thương hơn trước các tác nhân gây hại từ môi trường. Cụ thể một số điểm khác biệt của hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:

  • Xương sườn nằm ngang hơn: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có xương sườn nằm ngang hơn so với người lớn, khiến khả năng giãn nở của lồng ngực bị hạn chế.
  • Lồng ngực mềm hơn: Sụn sườn ở trẻ có độ đàn hồi cao hơn, thành ngực bớt cứng cáp, dễ bị co rút khi suy hô hấp và giảm thể tích khí lưu thông.
  • Cơ liên sườn chưa phát triển hoàn thiện: Các cơ liên sườn giúp nâng khung xương sườn chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt khi trẻ nằm ngửa, khiến việc hô hấp gặp nhiều khó khăn hơn.
  • Phần sau đầu lớn hơn: Đầu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tỷ lệ lớn hơn so với cơ thể, khi nằm ngửa dễ làm cổ bị gập, gây tắc nghẽn một phần đường thở.
  • Đường thở hẹp hơn: Trẻ nhỏ có kích thước đường thở chỉ bằng khoảng 1/3 so với người trưởng thành. Khi có đờm hoặc viêm nhiễm, đường thở dễ bị tắc nghẽn, gây khó thở.
  • Lưỡi lớn hơn so với khoang miệng: Điều này làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường thở, đặc biệt khi trẻ bị viêm họng hoặc cảm lạnh.
  • Niêm mạc mỏng, dễ kích ứng: Niêm mạc đường hô hấp của bé rất nhạy cảm, dễ bị viêm khi tiếp xúc với bụi bẩn, virus, vi khuẩn.
  • Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn, khó chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

AD_4nXevS7392Bf_DiTdOyJ051aakEomrwx6O2Zquzj6k3rtjX0z2zumXTM7X-nUa7uj0xZP_XeuYa7dHvLEprspAIbZrZbJtnY9EohtKgnlmPAKotM2-dDv1UgMBC2UmwGqu0aEX30ezw?key=1KpfD3W8uXy17DVmDA-Yr3c1

Hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường

Môi trường xung quanh đóng vai trò quan trọng đối với hệ hô hấp của trẻ:

  • Thời tiết thay đổi thất thường: Trẻ dễ mắc các bệnh hô hấp vào mùa đông hoặc khi giao mùa.
  • Tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm: Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, khói xe, bụi mịn sẽ có nguy cơ cao bị viêm phế quản hoặc hen suyễn.
  • Môi trường nhà ở kém vệ sinh: Nấm mốc, lông thú cưng, phấn hoa có thể gây kích ứng đường thở, làm trẻ bị ho kéo dài.

 

3. Những bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ

Theo Bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc chia sẻ trên trang Trung Tâm Y Tế Quận 10, TP.HCM, do hệ hô hấp còn yếu, trẻ dễ mắc các bệnh như:

  • Bệnh cúm mùa do các loại virus A, B, C,... đặc biệt là vào thời điểm giao mùa.
  • Ho kéo dài, viêm họng, viêm amidan, hen phế quản: Có thể do nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng hoặc hen suyễn, thường gặp khi trẻ tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn.
  • Viêm phế quản, viêm phổi: Là biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị kịp thời. 

 

4. Khi nào cần đưa bé đi khám?

Nhiều cha mẹ chủ quan khi thấy con ho, nghĩ rằng đây là triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, Bác sĩ Trần Anh Tuấn khuyến cáo rằng, nếu trẻ có các dấu hiệu sau, cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay:

  • Ho kéo dài trên 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Khó thở, thở rít, tím tái hoặc nhịp thở nhanh hơn (trên 50 lần/1 phút), có hiện tượng rút lõm lồng ngực.
  • Sốt cao trên 39°C kèm theo ho, sổ mũi, đau họng.
  • Trẻ mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc liên tục.
  • Xuất hiện đờm xanh, vàng hoặc có lẫn máu.

AD_4nXfK53ONeVIa1xSsDFGdlBiV0pUKG0bU5B0OqvBgecKFIqW5Rpa-PBmiqioHQH_VB-WglAL2j8sYJXGEBEeTjrjYzq6sIUOqGGeAk11sIj7NBWdjg6Qf-MMCG3mmqUiSGfc5u1y5ZA?key=1KpfD3W8uXy17DVmDA-Yr3c1

Cần đưa bé đi khám ngay khi bé sốt cao, khó thở, rút lõm lồng ngực

5. Xử lý khi trẻ bị viêm đường hô hấp và cách phòng tránh

Khi hệ hô hấp của trẻ bị tấn công, ho là phản ứng đầu tiên giúp cơ thể bé đẩy virus, vi khuẩn ra ngoài. Ho không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài có thể khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, nôn trớ và làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công mạnh hơn.

Để giúp bé giảm ho, cha mẹ có thể:

  • Cho trẻ súc nước muối nhạt để sát khuẩn họng.
  • Dùng các thảo dược tự nhiên như cam thảo, gừng, tắc để pha nước cho bé uống.
  • Bổ sung vitamin A, C, D trong chế độ ăn để tăng cường sức đề kháng.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch sẽ, giữ ấm khi trời lạnh.
  • Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước để tránh mất sức.
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên giúp loại bỏ dịch nhầy và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Nếu bé có các dấu hiệu như bỏ bú, nôn, co giật, ngủ li bì, thở nhanh hoặc thở rít, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.

 

6. Tại sao không nên dùng kháng sinh khi trẻ bị các bệnh đường hô hấp?

Phần lớn các bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ do virus gây ra, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Vì vậy, lạm dụng kháng sinh không những không hiệu quả mà còn gây ra các tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy, làm trẻ bị lờn thuốc.

Kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp:

  • Sốt cao kéo dài.
  • Xuất hiện mủ trong cổ họng.
  • Khó thở, bạch cầu tăng cao.
  • Có tổn thương phổi trên X-quang.

Thay vì lạm dụng thuốc kháng sinh, cha mẹ có thể lựa chọn giải pháp an toàn và hiệu quả hơn cho bé. Siro ho Bảo Phế Nhi với chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên giúp làm dịu cơn ho, long đờm và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp bảo vệ hệ hô hấp một cách nhẹ nhàng mà không gây tác dụng phụ.

He-ho-hap-cua-tre-em-Vi-sao-de-ton-thuong-hon-nguoi-lon-.png

Siro ho 3in1 Bảo Phế Nhi - Giảm ho, giải cảm, tăng đề kháng

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi môi trường và vi khuẩn, virus. Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu bất thường để kịp thời đưa bé đi khám, đặc biệt là khi trẻ ho kéo dài, có dấu hiệu khó thở hoặc sốt cao. Bằng cách chủ động phòng ngừa, chăm sóc đúng cách và lựa chọn phương pháp hỗ trợ phù hợp như siro ho Bảo Phế Nhi, cha mẹ có thể giúp bé có một hệ hô hấp khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh và phát triển toàn diện.

Tham khảo thông tin sản phẩm Siro ho Bảo Phế Nhi tại đây

Website: https://baophenhi.com.vn/ 

Fanpage: Bảo Phế Nhi

Tiktok: @sirohobaophenhi

Hotline: 090 443 7780

 

Bình luận
Facebook Shopee