Cúm mùa ở trẻ: Biến chứng nguy hiểm, không thể xem thường

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp do virus cúm gây ra với những triệu chứng như: sốt, ho, đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau họng và chảy nước mũi. Cúm mùa có thể tự khỏi nhưng ở những nhóm có nguy cơ cao, chũng cũng có thể diễn biến nặng và thậm chí dẫn đến tử vong. 

 

Tìm hiểu chung: Nguyên nhân và các yếu tố gia tăng mắc cúm mùa

20250212_3JwhgeMT.png

Cúm mùa là gì?

Cúm mùa (Influenza seasonal) là một bệnh do virus truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, bao gồm cả đường hô hấp trên và dưới. Ngoài virus cúm, nhiều loại virus đường hô hấp khác cũng có thể xuất hiện trong thời gian này và gây ra triệu chứng tương tự. Một số tác nhân phổ biến gồm rhinovirus (tác nhân chính gây cảm lạnh thông thường) và virus hợp bào hô hấp (RSV), một loại virus có thể gây bệnh nghiêm trọng ở trẻ nhỏ và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do bệnh hô hấp ở người lớn trên 65 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh cúm mùa 

Virus cúm được chia thành bốn nhóm chính: A, B, C và D. Trong đó, cúm mùa chủ yếu do virus cúm A và B gây ra. Virus cúm A thường được nhận diện dựa trên các phân nhóm H và N, điển hình như H1N1 và H3N2. Trong khi đó, virus cúm B được chia thành các dòng khác nhau, với hai dòng phổ biến hiện nay là cúm B Yamagata và cúm B Victoria. Mặc dù virus cúm C ít gặp hơn so với cúm A và B, nhưng vẫn có khả năng gây thành dịch trong một số trường hợp.

Trẻ em hay người lớn mới có thể mắc cúm mùa?

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm cúm mùa, từ trẻ em đến người trưởng thành. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tim mạch
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé có bệnh lý nền

Những nhóm này có nguy cơ nhập viện hoặc tiến triển bệnh phức tạp hơn khi nhiễm virus cúm.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cúm mùa ở trẻ 

Virus cúm chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc gần giữa người với người. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, virus có thể phát tán qua dịch tiết hô hấp và lây lan sang người xung quanh trong phạm vi khoảng 2 mét.

Ngoài ra, virus cúm cũng có thể lây truyền qua không khí (các hạt khí dung lơ lửng), nhưng mức độ ảnh hưởng của con đường này vẫn chưa được xác định rõ.

Bên cạnh đó, việc chạm vào các bề mặt có chứa virus từ dịch tiết hô hấp, sau đó đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng, cũng có thể là con đường dẫn đến lây nhiễm cúm mùa.

 

Các triệu chứng cúm mùa thường gặp ở trẻ em

Các triệu chứng của cúm mùa thường xuất hiện đột ngột. Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc nhiều vào khả năng miễn dịch tự nhiên đối với virus, tình trạng sức khỏe của trẻ. Thường gặp nhất, đó là những biểu hiện:

  • Sốt hoặc cảm giác ớn lạnh
  • Ho kéo dài
  • Đau rát họng
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi liên tục
  • Đau cơ, mệt mỏi toàn thân
  • Nhức đầu
  • Kiệt sức không rõ nguyên nhân
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy (đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ)

Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Khó thở
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Huyết áp giảm mạnh

Những trường hợp nghiêm trọng có thể cần được hỗ trợ hô hấp trong vòng 48 giờ để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Thông thường, những người đã tiêm vắc xin cúm mùa có triệu chứng nhẹ hơn và ít có nguy cơ gặp biến chứng hơn so với những người chưa được chủng ngừa.

Cúm mùa và những biến chứng nguy hiểm không thể xem thường

Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ hoặc người có bệnh nền, hãy cẩn trọng bởi cúm mùa có rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

Viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn

  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính
  • Viêm cơ
  • Viêm cơ tim
  • Suy đa cơ quan

Căn bệnh này có tỷ lệ lây nhiễm rất cao, khiến nhiều người phải nghỉ học hoặc nghỉ làm. Đặc biệt, với trẻ nhỏ và người cao tuổi, nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Những người có tiền sử mắc bệnh phổi hoặc tiểu đường cũng có nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng. Theo ước tính từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có tới 650.000 ca tử vong liên quan đến các bệnh lý hô hấp do cúm mùa gây ra.

Trẻ bị cúm mùa cần đến gặp bác sĩ khi nào?

20250212_XuuMLEpR.png

Phần lớn trường hợp mắc cúm mùa sẽ tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Song, nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường này, bạn cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để khám ngay:

  • Khó thở, thở gấp
  • Cảm giác đau tức vùng ngực hoặc bụng
  • Biểu hiện mất nước như chóng mặt khi đứng dậy, ít hoặc không có nước tiểu
  • Mệt mỏi quá mức, uể oải kéo dài
  • Nôn nhiều, không thể uống đủ nước

Ngoài ra một số bé nhỏ hơn còn có các biểu hiện như:

  • Da xanh tái hoặc tím tái
  • Quấy khóc dữ dội, không chịu bế ẵm
  • Không có nước mắt khi khóc (ở trẻ sơ sinh)
  • Sốt kèm phát ban
  • Lơ mơ, ít phản ứng hoặc khó đánh thức

Trẻ mắc cúm mùa: Ba mẹ cần làm gì?

20250212_mA7KPOMv.png

Biết cách điều chỉnh và duy trì những thói quen sinh hoạt tốt, ba mẹ cũng có thể giúp bé hạn chế diễn tiến của cúm mùa. Cụ thể: 

Khi trẻ mắc cúm: 

Việc điều trị cúm chủ yếu giúp giảm nhẹ triệu chứng, chứ không thể rút ngắn thời gian mắc bệnh. Một số thói quen sinh hoạt có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ cho đến khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, đặc biệt khi triệu chứng cúm trở nặng.
  • Bổ sung đủ nước để tránh mất nước. Ba mẹ có thể kiểm tra bằng màu nước tiểu của bé – nếu nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc gần như không màu, chứng tỏ cơ thể đã được cấp đủ nước. 
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị cúm

Trong thời gian mắc cúm, bạn có thể bị chán ăn hoặc không muốn uống nước. Tuy nhiên, việc cung cấp đủ nước và dưỡng chất là rất quan trọng để cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe của trẻ lúc này như::

  • Nước súp
  • Trà gừng
  • Trà thảo mộc kết hợp mật ong
  • Trà chanh mật ong
  • Nước ép trái cây tự nhiên (không pha thêm đường)

Những thực phẩm nên ăn khi bị cúm:

  • Súp gà – giúp bổ sung năng lượng và làm dịu cổ họng
  • Tỏi – có đặc tính kháng virus tự nhiên
  • Thực phẩm giàu vitamin D – hỗ trợ hệ miễn dịch
  • Rau củ quả giàu vitamin C – giúp tăng sức đề kháng

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường tinh luyện và đồ ăn chế biến sẵn, vì chúng có thể khiến cơ thể khó hồi phục hơn.

Bảo Phế Nhi - siro ho 3in1 dành riêng cho trẻ

20250212_M8ojZQgB.jpg

Siro 3in1 Bảo Phế Nhi là sản phẩm siro ho đầu tiên kết hợp dược liệu Đông Tây cho hiệu quả gấp 3 lần so với siro ho thông thường. Với sự kết hợp giữa bài thuốc cổ truyền phương Đông và dược liệu quý phương Tây, sản phẩm giúp giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, cảm cúm và phục hồi sau ốm hiệu quả:

  • Giảm ho, giải cảm: Kết hợp tinh tuý của 2 bài thuốc trị ho, giải cảm cổ truyền phương Đông là Tân Ôn Giản Biểu và Xuyên Bối Tỳ Bà Cao, cùng với đó là thành phần quả cơm cháy định lượng nhập khẩu từ Đan Mạch được nghiên cứu chứng minh giúp giảm nhanh ho đờm, sổ mũi.
  • Tăng đề kháng: Bột nước ép Quả Cơm Cháy Định lượng (đảm bảo tối ưu về hàm lượng và hiệu quả) chứa thành phần anthocyanin, một chất kích thích miễn dịch mạnh đem lại tác dụng tối đa về khả năng tăng miễn dịch của cơ thể, giúp kích hoạt hệ miễn dịch để trẻ nhanh khỏi ốm hơn.
  • Hương vị dễ uống: Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, được bào chế dưới dạng siro rất an toàn và dễ sử dụng. Đặc biệt đối với trẻ em từ 0 tháng tuổi có thể sử dụng được. Với hương thơm, vị thanh tự nhiên giúp trẻ dễ tiếp nhận và thích uống hơn.

Sản phẩm Bảo Phế Nhi hiện có mức giá 95.000đ/ 100 ml. Ba mẹ có thể tìm mua cho bé tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

 

 

Bình luận
Facebook Shopee